Cẩm nang các loại mực viết

Có hàng tá lý do để chúng ta bắt đầu sử dụng bút máy. Cho dù bạn có yêu thích những dòng bút khác thế nào đi nữa hay tận hưởng cảm giác đầu ngòi lướt trên mặt giấy, một chiếc bút máy có thể cá nhân hóa những cảm giác đó hơn là những “dụng cụ” dùng để viết kia. Bên cạnh đó, còn một yếu tố nữa tác động để tăng phần quyến rũ của những chiếc bút máy, chính là mực bút máy và chúng được tự do bay nhảy trên thị trường với vô vàn màu sắc rực rỡ như cầu vồng sau mưa. Mực bút máy còn có những yếu tố đặc biệt mà ta không thể tìm thấy ở những dụng cụ bút viết kia. Với bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau “chìm sâu” vào những đặc tính vô cùng thú vị của mực bút máy: độ sheen, độ đổ bóng và độ óng ánh. À, chúng ta cũng cùng nhau trao đổi thêm về một số dòng mực kháng nước nữa nhé.


Những mục chính

  • Mực chuyển sắc

  • Mực nhị sắc

  • Mực sheen (óng ánh)

  • Mực ánh nhũ

  • Mực kháng nước

  • Mực gốc hạt màu

  • Mực muối sắt

  • Mực “chống đạn”

  • Sao mực của mình không có độ chuyển sắc hay óng ánh?

  • Kết luận

 

Mực chuyển sắc (shading inks)

Chuyển sắc hay shading là hiện tượng xảy ra khi độ mực hiển thị rõ màu (đậm) ở một số vùng và nhạt màu hơn ở những vùng còn lại. Như mực ở trong bút bi nước (rollerball pen), mực của chúng có xu hướng đọng mực ở một số vùng nhất định khi viết, bao gồm phần đầu và phần cuối của các chữ cái và từ, cũng như các vị trí nối chữ.

Không phải loại mực nào cũng có độ shading và tất nhiên, có một số loại mực có độ shading đậm và nổi bật hơn hẳn so với những dòng mực khác. Chúng có thể hiển thị rất rõ ở các loại mực có độ shading cao hoặc vô cùng mờ nhạt đối với các loại mực có độ shading thấp.

 

Hầu như độ shading sẽ xuất hiện nhiều ở các dòng mực sáng màu hơn là ở những dòng mực tối màu. Ngoài ra, những dòng mực có độ bão hòa cao (saturation) có xu hướng không hiện shading vì nồng độ màu nhuộm mực (dyes) hoặc hạt màu (pigments) cao hơn những dòng mực khác.

 

Độ shading sẽ hiện thị cực rõ khi bạn viết hơn là thử mực với tăm bông và kể cả những phương pháp thử mực phung phí quá nhiều mực trên giấy. Nhưng thú vị nhất vẫn là lúc ta tự tìm thấy và thử một loại mực có độ shading ấn tượng đến bất ngờ, nhỉ?

 

Ngay đây, chúng ta có thể thấy rõ hiện tượng shading theo phổ quang của 5 loại mực. Có loại trông như có tận 2 màu khác nhau trong cùng một loại mực được viết ra, và có cả những loại shading mượt mà và sắc nét hơn hẳn.

Mực nhị sắc (dual-shading inks)

Đã bao giờ bạn gặp hiện tượng shading hồng trên nền mực xanh chưa? Cả màu mực tím ngả màu sang màu phỉ thúy nữa. Những dòng mực quyến rũ này có một thuộc tính vô cùng thú vị, chính là shading kép hay còn gọi là mực nhị sắc. Mực nhị sắc hiển thị cho ta thấy tận 2 màu khác nhau rõ rệt và thường đọng ở nhiều vùng khác nhau tùy vào nồng độ mực trên giấy ta viết.

 

Dòng mực nhị sắc vô cùng thu hút kể cả khi chúng có xu hướng nhạt màu hơn bình thường và gây khó khăn cho việc đọc. Tốt nhất ta vẫn nên sử dụng những dòng bút máy có ngòi nét dày để mực “đi vào lòng giấy” càng nhiều càng tốt và sẽ không xảy ra trường hợp nội dung viết ra gây khó chịu cho người đọc vì màu sắc nhạt nhòa của nó. 

 

Mực sheen (sheening inks)

Nếu bạn đã từng thấy qua một dòng mực thiên về viền nhũ (metallic rim) và hiển thị cực rõ khi được để cố định ở một góc hoặc gần ánh đèn, thì bạn đã được kinh qua yếu tố tuyệt vời nhất của mực: độ sheen. Nó xuất hiện khi màu nhuộm mực hoặc các hạt màu tụ lại trên bề mặt giấy thay vì thấm hẳn vào từng sợi giấy. Độ sheen dù đặc biệt nhưng không phải là độc nhất mực bút máy mới có, mực từ bút bi nước (rollerball pen) cũng có thể hiển thị được độ sheen.

Mực sheen tất nhiên là đẹp nhưng vẫn không được khuyên sử dụng thường xuyên, đặc biệt với những văn bản quan trọng được kiểm tra thường niên.

 

Độ sheen phụ thuộc vào loại mực không thấm sâu vào lòng giấy, nên ta có thể hiểu rằng chúng là một lớp mực chỉ hiển thị trên mặt giấy (mực không thấm). Một người bạn thư tín (a penpal) có thể sẽ không hài lòng khi tay họ bị dính mực trong lúc mở lá thư vừa mới nhận được đâu nha. Thường thì những người thuận tay trái cũng sẽ thích thú hơn khi sử dụng loại giấy mà giúp màu mực không bị lem, nhòe chữ mà vẫn giữ được độ sheen vốn có, âu cũng là một khoản đầu tư xứng đáng.

 

Mời bạn chiêm ngưỡng một số dòng mực nổi bật về độ nhũ và óng ánh một cách tinh tế:

Mực óng ánh (shimmering inks)

Hệt như tên gọi của chúng, shimmering inks là dòng mực bút máy có những hạt nhũ cực nhuyễn và khó có dòng mực nào địch lại được chúng, nhất là khi shimmer inks được dùng cho những tấm thiệp vào những kì nghỉ lễ, thư tay,... với những nét chữ nắn nót.

 

Các hạt nhũ thường bị đọng ở đáy lọ mực nên hãy nhớ kỹ là ta phải lắc/xoay đều lọ mực để mực và hạt nhũ hòa quyện vào nhau trước khi bơm mực vào bút.

Khi mực đã được bơm vào bút nhưng chúng ta không sử dụng nhiều, hiển nhiên những hạt nhũ cũng sẽ đọng lại ở một vài vị trí từ converter xuống đến feed mực. Cũng từ đó mà trước khi sử dụng bút đang có sẵn mực nhũ, ta nên lăn đều bút trong lòng bàn tay để mực nhũ dễ xuống đầu bút hơn và cũng tránh được tình trạng nghẹt mực khi có hạt nhũ kẹt quá nhiều ở feed mực.

 

Bên cạnh đó, để việc sử dụng mực nhũ dễ dàng hơn, ta nên sử dụng ngòi bút máy có kích cỡ trung bình (ngòi M) đến những ngòi lớn hơn (stub nibs). Những ngòi có kích cỡ lớn sẽ hỗ trợ mực xuống mượt hơn cùng với những hạt nhũ và đồng thời giảm thiểu được tình trạng bút máy bị nghẹt mực khi viết. Ta vẫn có thể dùng ngòi nhỏ (ngòi EF) để viết với mực nhũ nhưng độ hiển thị nhũ sẽ ở mức cực thấp vì ngòi cho ra nét quá nhỏ để có thể nhìn thấy sự lấp lánh xinh đẹp của dòng mực nhũ ta đang sử dụng và khả năng tắc mực cũng cao hơn. Nhưng “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, ta có thể khắc phục tình trạng đó bằng cách đẩy mực xuống bằng converter hoặc ngâm bút với nước ấm để đẩy mạnh tốc độ chảy mực.

Nhũ vàng-bạc luôn dẫn đầu xu hướng nhưng những màu mực nhũ khác cũng không kém phần bắt mắt

 

Mực kháng nước (waterproof inks)

Bạn có nhận ra được điểm khác biệt giữa mực gốc nhuộm (dye-based)và mực gốc hạt màu (pigment-based) không? Tất cả đều bắt nguồn từ những phân tử tạo ra màu sắc cho các loại mực này. Mực gốc nhuộm được tạo nên từ các phân tử nhỏ, hòa tan trong nước thường với màu sắc rực rỡ. Ngoài ra, mực gốc nhuộm được tạo ra với bảng màu đa dạng và cũng rất phổ biến. Dòng mực này về cơ bản có thể dễ dàng lau đi vì màu nhuộm mực hòa tan hoàn toàn trong nước.

 

Mặt khác, mực gốc hạt màu thì có nguyên tố hạt màu lớn hơn và không hòa tan trong nước và chúng không có điểm tương đồng về lượng hạt màu so với mực gốc nhuộm nhưng, chúng có một yếu tố tiên quyết cho chức năng nổi bật nhất: kháng nước. Các phân tử hạt màu trải đều trên bề mặt giấy khi chúng ta viết và chúng “chết” hẳn trên mặt giấy chứ không thấm vào các sợi giấy như các dòng mực gốc nhuộm, cũng chính vì thế mà chúng có khả năng kháng nước. Mực gốc hạt màu (pigments-based) sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn trong trường hợp bạn không muốn vò đầu bứt tóc để tìm loại giấy phù hợp để viết bút máy đó. 

Thế nhưng, khả năng kháng nước của mực gốc hạt màu cũng là một con dao hai lưỡi khi chúng yêu cầu tính bảo dưỡng cao hơn dòng mực gốc nhuộm rất nhiều. Bạn phải thường xuyên vệ sinh, xả mực bút máy của mình nếu không muốn xảy ra tình trạng mực khô cứng trên feed mực dẫn đến việc vệ sinh và cả việc chiếc bút máy thân yêu vận hành như bình thường trở nên khó khăn hơn.

Bảng test mực kháng nước với nửa mặt chữ đã được phết nước

 

Mực muối sắt (iron gall inks)

Xét về yếu tố lịch sử, mực muối sắt được tạo nên bởi hỗn hợp muối và một thành phần khá lạ: axit tannic, một axit được sử dụng phổ biến trong quá trình nhuộm các sợi cellulose. Thực ra, mực muối sắt được chiết xuất từ một loại mật/nhựa được tìm thấy ở một số cây rừng nên chúng mới có tên iron “gall” inks, ý ám chỉ mực được làm từ mật/nhựa cây chứa nhiều phần tử sắt.

Mực muối sắt cũng đã từng ghi danh trong lịch sử với khả năng kháng nước, bền và không phai màu theo thời gian. Nhưng thật tiếc rằng với đặc tính axit của mực muối sắt, chúng lại ăn mòn ngòi kim loại và giấy da khá nhanh.

May thay, với công nghệ hiện đại, mực muối sắt đã được chế tạo “lành tính” hơn rất nhiều và sử dụng an toàn với bút máy. Nhưng hãy cân nhắc trước khi sử dụng iron gall ink bởi vì chúng có thể nhuộm và ăn mòn linh kiện bút máy của bạn đó nha.

 

Xét về tính kháng nước hay bền bỉ, iron gall ink cũng có điểm đáng chú ý. Có thể tính là một điểm cộng khi màu mực mới được viết trên giấy sẽ sáng màu hơn những trang cũ và tất nhiên, những dòng mới được viết đó sẽ xuống màu đậm dần theo thời gian do những phần tử sắt bị oxy hóa.

Tuy hạn chế về mặt màu sắc nhưng ở đây chúng ta có một số màu mực cực kỳ bắt mắt và đã được phết nước để ta dễ dàng đánh giá mức độ kháng nước của dòng mực này.

 

Mực chống đạn (bulletproof inks)

“Bulletproof”-chống đạn-là một thuật ngữ được Noodler (một công ty nhỏ được điều hành bởi Nathan Tardif tại miền Nam Massachusetts nước Mỹ) sử dụng để mô tả một dòng mực có khả năng chống nước vô cùng đặc biệt. Cơ chế của chúng chính là len lỏi và liên kết cực kỳ chặt vào từng sớ giấy, do đó việc xóa chúng đi là không thể kể cả khi bạn tác động tia cực tím, sử dụng thuốc tẩy hay thậm chí là “mượn” dung môi làm sạch kim loại từ thợ rèn thì cũng không thể làm dòng mực này phai đi hay lem ra vùng khác trên mặt giấy. Tuy nhiên, “mực chống đạn” sẽ kém hiệu quả hơn khi bạn sử dụng loại giấy có độ thấm hút thấp. Điều đó sẽ giảm thiểu được hiện tượng liên kết chặt giữa mực và sợi giấy. Ta có thể phân biệt “mực chống đạn hoàn toàn” và “mực chống đạn không hoàn toàn” dựa vào các yếu tố: “mực chống đạn không hoàn toàn” sẽ có hiện tượng phai màu khi tiếp xúc với nước, dung môi hay tia UV, nhưng màu mực gốc vẫn không bị ảnh hưởng và vẫn có khả năng đọc được chữ đã viết.

Sao mực của mình lại không có độ chuyển sắc hay óng ánh?

Độ óng ánh và cả độ chuyển sắc đều phụ thuộc vào các loại giấy mịn có độ thấm hút kém để hiển thị được rõ hiệu ứng của chúng và tất nhiên, việc sử dụng loại giấy viết bút máy chuyên dụng sẽ “bảo tồn” được vẻ đẹp của những hiệu ứng đó. Điều quan trọng nhất cần lưu ý đó chính là mỗi loại giấy “hợp rơ” với bút máy sẽ hiển thị độ shading và sheen khác nhau nên cặp đôi hoàn hảo có thể xướng tên ngòi 1.1mm và giấy Tomoe River, loại giấy đảm bảo được 2 điều kiện mịn và thấm hút thấp, cực kỳ phù hợp để trải nghiệm độ shading và sheen của các loại mực tiêu biểu.

 

Các dòng bút máy cũng đặc biệt có tiếng nói ở mục này. Nói chung, độ shading và sheen thể hiện rõ nhất ở những ngòi bản lớn. Hơn nữa, tốc độ mực chảy của bút cũng giúp ta phân biệt được mực mình đang sử dụng có độ shading, độ sheen hay không. Về độ shading, ta nên sử dụng một chiếc bút có tốc độ mực chảy vừa phải. Quá nhiều mực trên giấy cũng không hẳn là tốt, nhưng một lượng vừa đủ để ta có thể chiêm ngưỡng được độ sheen thì quả là một yếu tố cần thiết.

Kết luận

Với hàng trăm hay hàng ngàn loại mực bút máy cho chúng ta tha hồ khám phá, không có gì là ngạc nhiên khi những tín đồ văn phòng phẩm đều đắm chìm vào chúng. Mỗi một yếu tố như độ shading, độ sheen hay độ shimmer đều thể hiện được câu chuyện và cá tính của màu mực mà ta khó có thể tìm thấy được ở những thứ khác. Chúng ta hãy cùng nhau tận hưởng “thế giới của mực” và tiếp tục cuộc hành trình thú vị này nhé!