Lịch sử hình thành và phát triển của bút

Bút Sậy Ai Cập:

Quay trở về thời gian 2000 năm TCN, những cây bút máy sậy được xuất hiện đầu tiên tại Ai Cập. Vào thời đại này, người Ai Cập lưu trữ các văn bản trên giấy dó và da động vật. Người Ai Cập cổ đại đã tạo ra cây bút sậy. Những cây bút đầu tiên này được tạo nên từ những thân cây rỗng. Một đầu sẽ được cắt thành hình dạng của ngòi bút ở dạng tròn hoặc ngang, phần thân rỗng của cây sẽ chứa đầy những chất lỏng được pha chế giữa tro và đồng. Thứ chất lỏng này sẽ chảy xuống phần ngòi được cắt sẵn khi bóp.

Bút Lông vũ:

Trong tất cả những dụng cụ dùng để viết, bút lông vũ có thời gian sử dụng lâu nhất trong lịch sử. Được ghi nhận xuất hiện và sử dụng phổ biến từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XIX.

Loại bút này được chế tạo từ lông chim. Loại lông tốt nhất để làm bút là lông từ những con thiên nga, gà Tây hoặc ngỗng còn sống. Những chiếc lông này sẽ được sấy khô ở một nhiệt độ vừa phải để loại bỏ các loại dầu có thể làm ảnh hưởng đến mực khi viết. Tiếp theo đó, phần cuối của lông sẽ được định hình và mài bén. Khi viết, người dùng sẽ nhúng đầu bút vào bình mực. Mực sẽ lấp đầy trục rỗng phần thân rỗng bên trong lông vũ, trục rỗng này sẽ hoạt động như một bình chứa mực. Những cây bút này có thể viết được rất tốt, nhưng nhược điểm ở chỗ chất lượng bút sẽ phải phụ thuộc vào nguyên liệu và tay nghề thủ công của người chế tác, nên bút thường không có tính nhất quán đồng đều và giá thành vẫn còn cao so với đa số người dân thời đó.


 

Bút ngòi thép:

Là loại bút với cách thức hoạt động tương tự bút lông vũ, khi viết vẫn phải chấm viết vào mực. Điểm khác biệt ở chỗ, ngòi viết được chế tạo từ kim loại và được tách ra hoàn toàn so với phần thân bút. Thân bút sẽ được làm từ gỗ hoặc lông vũ, sau đó gắn ngòi viết vào và sử dụng.

Cây bút chấm mực đầu tiên được làm bởi một kỹ sư người Anh năm 1780, nhưng thời điểm ấy ngòi bút còn quá nhiều vấn đề. Mực giữ trên ngòi không nhiều, ngòi quá cứng hoặc quá mềm, quá dễ bị mài mòn. Mãi đến những năm 1830, sau nhiều cải tiến trong thiết kế và chất liệu, bút chấm mực dần chiếm lấy vị trí bút viết phổ thông của người dân phương Tây mà bút lông vũ đã nắm giữ một thời gian rất dài. Ưu điểm của loại bút ngòi thép so với bút lông vũ, ở độ bền và tính linh hoạt cao, giá thành cũng phải chăng hơn. Các công ty chuyên sản xuất ngòi viết thép lần lượt ra đời như William Mitchell (1820), Brause & Cie (1850), Leonardt Ltd (1856) với khoảng 180 triệu ngòi được sản xuất mỗi năm và hơn 400 biến thể của ngòi bút, đa dạng về hình dáng, góc độ và kích cỡ. Góp phần hình thành và phát triển các front chữ viết hiện đại thời bấy giờ.

Có thể nói, sự xuất hiện của bút ngòi thép là một cột móc quan trọng cho sự phát triển của giáo dục của phương Tây sau này. Theo các nghiên cứu được ghi nhận tại Anh, vào những năm 1880, tỉ lệ người có khả năng đọc viết, tăng 55% so với 1 thập kỉ trước đó. Sự phát triển tốc độ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cũng có thể là nhờ những công cụ viết dễ tiếp cận hơn với đại bộ phận dân chúng hơn này.

Bút máy:

Lịch sử ra đời:

Xã hội phát triển, bút ngòi thép cũng dần trở nên bất tiện so với nhu cầu của mọi người. Sự bất tiện trong việc phải liên tục chấm mực để duy trì mực khi viết đã khiến người ta phải tìm giải pháp cho sự thay đổi mới mang tính tiện lợi hơn. Người ta bắt đầu nghĩ ra ý tưởng về 1 cây bút có bình chứa mực nằm luôn bên trong thân bút và mực có thể chảy ra đầu ngòi liên tục khi viết.

Khá bất ngờ rằng, cây bút máy đầu tiên được các tài liệu sử học nhắc đến, xuất hiện lần đầu vào khoảng gần 1000 năm trước khi cây bút máy hiện đại ra đời. Vào năm 973, Ma'ād al-Mu'izz, quốc vương của Maghreb, vùng Tây Bắc phi, đã yêu cầu một cây bút có thể giữ cho tay sạch khi viết, không phiền hà như bút lông vũ, và hơn nữa, nó phải chứa mực bên trong mà không bị chảy mực khi dốc ngược bút. Nhưng các tài liệu còn sót lại thời nay lại không nêu rõ thiết kế và cách thức hoạt động của cây bút đó ra sao.

Cây bút máy thứ hai được Petrache Poenaru một nhà sáng chế người Romania phát minh ra vào năm 1827 và đã nhận được bằng phát minh với tên gọi là “cây bút tự nạp mực” (nguyên văn “plume portable sans fin, qui s’alimente elle-meme avec de l’ancre").

Thiết kế của cây bút này với cơ chế hoạt động chính gồm 3 phần. Phần đầu ngòi thép, được cố định với phần thân được làm từ thân rỗng ruột lông thiên nga, khi sử dụng, người dùng sẽ đổ mực vào thân bút và đậy nắp kín lại ở cuối phần thân. Dựa vào lực hấp dẫn khi để bút dựng xuống mặt giấy, mực ở trong thân sẽ dần chảy ra khỏi ngòi viết. Tuy nhiên, thiết kế của chiếc bút này chưa bao giờ là hoàn thiện, nó có một lỗi rất lớn là dòng chảy của mực không điều chỉnh được, hoặc là không ra mực hoặc chảy rất nhiều mực.
 

Petrache Poenaru and his Magic Pump
Petrache Poenaru -

Vào năm 1884, Lewis Edson Waterman đã phát triển và nhận bằng sáng chế tiếp theo với “bút máy nạp mực 3 kênh” (“three-channel ink feed”). Thiết kế cách mạng giúp bút bảo đảm cho dòng chảy đều đặn của mực trong suốt quá trình viết và cải tiến bút thành một công cụ có thể mang theo dễ dàng, góp phần thay đổi dụng cụ viết của con người thời ấy và tạo sự tiên phong cho việc phát triển của các dòng bút máy hiện đại ngày nay.

Lewis Waterman - Wikipedia
- Lewis Edson Waterman -

Trong suốt thế kỷ XX, thiết kế của bút đi qua rất nhiều thay đổi, bao gồm cả những phát minh ra các loại bút máy khác với nhiều cơ chế bơm mực và nhiều kiểu dáng đặc trưng khác nhau. Hàng loạt các hãng bút trên thới giới lần lượt ra đời như Waterman (1884), Parker (1888), Kaweco (1889) hay tại Châu Á có Pilot (1918)…

Cấu tạo:

Cấu tạo của bút máy sẽ tùy theo các nhà sản xuất khác nhau, sẽ có các thiết kế cấu tạo khác nhau, nhưng cơ bản, thiết kế của bút sẽ chia làm 2 phần chính là phần ruột và phần vỏ.

PHẦN VỎ

PHẦN RUỘT

Nắp bút

Ngòi bút

Thân bút

Feed ( lưỡi gà )

 

Section ( là phần đầu giữ Feed và ngòi bút, có khớp nối với phần ruột thân chứa mực )

 

Converter ( ống bơm mực, là nơi chứa mực của bút, có rất nhiều hình dáng và cách thức hoạt động bơm mực khác nhau, có thể kể dến loại vặn xoay, loại piston rút, loại ống bóp…)

 

Bút bi:

Bút máy có thể được xem là một phát minh tiệm cận hoàn hảo của dụng cụ ghi chép, nhưng thực tế không có gì là hoàn hảo hoàn toàn. Do cấu tạo của bút máy rất nhiều phần, khiến bút dễ hư hỏng nếu không cẩn thận bị rơi mất, khiến cho những người ưa thích sự đơn giản và tiện lợi cảm thấy khó chịu. Thấy được nhu cầu đó, vào năm 1888 nhà phát minh người Mỹ John J. Loud, đã sáng chế ra một loại bút mới không cần dùng ngòi thép với hình dạng truyền thống – thay vào đó, phần đầu ngòi được cấu tạo với một viên bi thép, khi viết, chuyển động lăn tròn của viên bi sẽ khiến mực in lên trang giấy. Tuy nhiên vào thời điểm đó thiết kế của John không được đánh giá cao vì vấn đề về dòng chảy của mực.
 

File:John Jacob Loud 02.png - Wikimedia Commons
John J. Loud - 

Vào năm 1938 - Laszlo Biro một nhà báo người Hungary hiểu rất rõ sự bất tiện của việc nhòe mực trên giấy, khi làm việc ghi chép, ông luôn cảm thấy bực mình bởi các cây bút máy luôn khiến các tờ giấy không được sạch và rất dễ bị hỏng. Từ đó ông đã có ý tưởng tạo ra một loại bút sử dụng mực trong ngành in ấn thay vì các loại mực India. Với sự giúp đỡ từ người anh trai, nhà hóa học Geogre, họ đã thành công trong việc tạo ra cây bút bi với một loại mực không nhòe. Chiếc bút hoạt động tốt hơn những gì mà mọi người thời ấy kì vọng. Cấu tạo đơn giản, bền, mực không bị khô và dòng mực luôn được chảy đều.

 

Lịch Sử Ra Đời Của Cây Bút Bi, Người Đã Sáng Tạo Ra Cây Bút
Laszlo Biro -

Vào năm 1943, Lazlo và anh trai của ông ấy, đã nhận được bằng sáng chế bút bi và từ đó, các cây bút bi đầu tiên trên thế giới được xuất hiện rộng rãi trên thị trường.

June 10, 1943: The Ballpoint Pen — Ink Dry for Me, Argentina | WIRED

 

Những chiếc bút thời đại mới:

Sau thời đại phát triển đỉnh cao của các dụng cụ viết, ngày nay người ta vẫn phát minh ra thêm nhiều loại bút với mong muốn che lắp được các vấn đề mà cây bút tiền nhiệm đang gặp. Các loại bút hiện đại ngày nay được phát minh ra không chỉ đáp ứng nhu cầu ghi chép thông thường, mà còn phải đáp ướng được các nhu cầu hiện đại mới phát sinh của xã hội hiện nay. Có thể kể đến như bút nỉ của Yukio Horie (nhà sáng lập hãng bút Pentel) nổi tiếng với khả năng viết trên nhiều chất liệu - những chiếc bút này thậm chí được phát triển thành các loại bút có thể bám chết được trên những bề có tính chuyên dụng như kim loại, nhựa…

Robot Check | Marker pen, Permanent marker, Markers

Hay ngày nay còn có cả bút thông minh, với các chức năng như ghi âm, nghe nhạc, USB, đèn pin, cảm ứng, thậm chí là… dịch thuật.